6 "điểm nghẽn" khiến cổ phiếu chứng khoán giảm sâu
Công ty chứng khoán hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán nên những nhà đầu tư giỏi phân tích thì thường nhìn được biến động của thị trường chứng khoán để đoán được tình hình kinh doanh của công ty chứng khoán.
Thị trường chứng khoán đang bước vào những ngày buồn nhất với những nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường cơ sở. Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu không biết đâu là đáy.
Với việc VnIndex rơi từ đỉnh cao 1.200 điểm về mức ~960 điểm hiện tại, nhiều cổ phiếu đã về đáy giá 1-3 năm. Trong đó, đáng chú ý nhất là nhóm cổ phiếu chứng khoán.
Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán giảm sâu
Thống kê của chúng tôi cho thấy, hàng loạt cổ phiếu chứng khoán đã giảm sâu so với đầu năm 2018. Thậm chí, có những cổ phiếu đã giảm đến 30-40%.
Đứng đầu bảng giảm giá phải kể đến là VIG của Công ty Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Là một "bé hạt tiêu" trên thị trường chứng khoán với mức giá hiện tại chỉ còn 1.700 đồng tương đương vốn hoá chỉ còn 58 tỷ đồng, VIG thường chỉ có sóng khi sóng chứng khoán nổi lên và chìm nhanh khi sóng cổ phiếu chứng khoán lụi tắt. Năm 2017, khi sóng chứng khoán nổi lên thì cổ phiếu VIG cũng tăng gấp 2,5 lần và mức tăng này đã sắp sửa "về 0" khi cổ phiếu hiện chỉ còn 1.700 đồng.
Tiếp đến là AGR của Agriseco. Chỉ còn chưa đầy 3.500 đồng/cổ phiếu, AGR đã giảm 43% so với đầu năm 2018. Hồi năm 2017, AGR đã tăng trưởng mạnh mẽ đẩy giá cổ phiếu từ 2.500 đồng lên hơn 6.000 đồng cuối năm 2017 nhưng những phiên giảm điểm mạnh mẽ tháng 5, tháng 6 đã khiến cổ phiếu này gần mất hết những gì đạt được năm ngoái.
Nhiều cổ phiếu chứng khoán khác cũng giảm sâu trên 30% như ART, SHS, WSS.
Thống kê cho thấy, có đến 17/23 cổ phiếu đã giảm giá so với đầu năm 2018.
Chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm?
Cổ phiếu chứng khoán là nhóm cổ phiếu được nhà đầu tư quan tâm chú ý nhất. Lý do rất đơn giản: Công ty chứng khoán hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán nên những nhà đầu tư giỏi phân tích thì thường nhìn được biến động của thị trường chứng khoán để đoán được tình hình kinh doanh của công ty chứng khoán. Chính bởi thế, mỗi một khi cổ phiếu chứng khoán nổi sóng hay chìm sâu thì thường phản ánh khá chính xác hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đi tìm nguyên nhân cổ phiếu chứng khoán giảm sâu thời gian qua, chúng ta có thể nhận thấy những "điểm nghẽn" lớn ảnh hưởng đến mức giá cổ phiếu:
-Thứ nhất: Thanh khoản thị trường chứng khoán thời gian qua khá èo uột so với năm 2017. Đặc biệt, tháng 5 và tháng 6 vừa qua đã không còn những phiên giao dịch 10 nghìn tỷ như trước đây nữa.
-Thứ hai: Cùng với việc thanh khoản thị trường giảm thì khoản lâu nay mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các công ty chứng khoán là cho vay margin cũng kém đi.
-Thứ ba: Hệ luỵ khác nữa của thanh khoản thị trường thấp là doanh thu môi giới cũng giảm sút đáng kể.
-Thứ tư: Ít doanh nghiệp lên sàn hơn, ít doanh nghiệp bán vốn, đấu giá hơn và đa phần những doanh nghiệp lên sàn giai đoạn vừa qua đều là doanh nghiệp lớn. Điều này dẫn đến tình trạng một số công ty chứng khoán hưởng lợi lớn và số còn lại thì teo tóp dần.
-Thứ năm: Thị trường chứng khoán phái sinh bắt đầu sôi động nhưng chỉ số ít các công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ này. Điều này dẫn đến việc các công ty chứng khoán lớn được hưởng lợi càng lúc càng nhiều còn các thành viên khác không những không được hưởng lợi từ thị trường phái sinh mà còn bị mất khách cho những công ty chứng khoán khác.
-Thứ sáu: Hồi thị trường chứng khoán tăng cao năm 2017, đầu 2018, nhiều công ty chứng khoán đã mạnh tay rót tiền vào thị trường với kỳ vọng thị trường đạt đến đỉnh cao mới. Kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam lọt MSCI cũng đã khiến những công ty chứng khoán quá tin, mạnh tay rót tiền vào thị trường phải đau khi Việt Nam không được chọn. Đầu tư sai, bắt đáy sai thời điểm có thể khiến tự doanh của các công ty chứng khoán cũng "thua đau" như nhà đầu tư giai đoạn vừa qua.
Cả 6 điểm nghẽn trên chưa có lời giải và cổ phiếu chứng khoán không biết bao giờ mới thoát cảnh giảm sâu.
Thị trường chứng khoán đang bước vào những ngày buồn nhất với những nhà đầu tư mua cổ phiếu trên thị trường cơ sở. Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu không biết đâu là đáy.
Với việc VnIndex rơi từ đỉnh cao 1.200 điểm về mức ~960 điểm hiện tại, nhiều cổ phiếu đã về đáy giá 1-3 năm. Trong đó, đáng chú ý nhất là nhóm cổ phiếu chứng khoán.
Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán giảm sâu
Thống kê của chúng tôi cho thấy, hàng loạt cổ phiếu chứng khoán đã giảm sâu so với đầu năm 2018. Thậm chí, có những cổ phiếu đã giảm đến 30-40%.
Đứng đầu bảng giảm giá phải kể đến là VIG của Công ty Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Là một "bé hạt tiêu" trên thị trường chứng khoán với mức giá hiện tại chỉ còn 1.700 đồng tương đương vốn hoá chỉ còn 58 tỷ đồng, VIG thường chỉ có sóng khi sóng chứng khoán nổi lên và chìm nhanh khi sóng cổ phiếu chứng khoán lụi tắt. Năm 2017, khi sóng chứng khoán nổi lên thì cổ phiếu VIG cũng tăng gấp 2,5 lần và mức tăng này đã sắp sửa "về 0" khi cổ phiếu hiện chỉ còn 1.700 đồng.
Tiếp đến là AGR của Agriseco. Chỉ còn chưa đầy 3.500 đồng/cổ phiếu, AGR đã giảm 43% so với đầu năm 2018. Hồi năm 2017, AGR đã tăng trưởng mạnh mẽ đẩy giá cổ phiếu từ 2.500 đồng lên hơn 6.000 đồng cuối năm 2017 nhưng những phiên giảm điểm mạnh mẽ tháng 5, tháng 6 đã khiến cổ phiếu này gần mất hết những gì đạt được năm ngoái.
Nhiều cổ phiếu chứng khoán khác cũng giảm sâu trên 30% như ART, SHS, WSS.
Thống kê cho thấy, có đến 17/23 cổ phiếu đã giảm giá so với đầu năm 2018.
Chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm?
Cổ phiếu chứng khoán là nhóm cổ phiếu được nhà đầu tư quan tâm chú ý nhất. Lý do rất đơn giản: Công ty chứng khoán hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán nên những nhà đầu tư giỏi phân tích thì thường nhìn được biến động của thị trường chứng khoán để đoán được tình hình kinh doanh của công ty chứng khoán. Chính bởi thế, mỗi một khi cổ phiếu chứng khoán nổi sóng hay chìm sâu thì thường phản ánh khá chính xác hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đi tìm nguyên nhân cổ phiếu chứng khoán giảm sâu thời gian qua, chúng ta có thể nhận thấy những "điểm nghẽn" lớn ảnh hưởng đến mức giá cổ phiếu:
-Thứ nhất: Thanh khoản thị trường chứng khoán thời gian qua khá èo uột so với năm 2017. Đặc biệt, tháng 5 và tháng 6 vừa qua đã không còn những phiên giao dịch 10 nghìn tỷ như trước đây nữa.
-Thứ hai: Cùng với việc thanh khoản thị trường giảm thì khoản lâu nay mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các công ty chứng khoán là cho vay margin cũng kém đi.
-Thứ ba: Hệ luỵ khác nữa của thanh khoản thị trường thấp là doanh thu môi giới cũng giảm sút đáng kể.
-Thứ tư: Ít doanh nghiệp lên sàn hơn, ít doanh nghiệp bán vốn, đấu giá hơn và đa phần những doanh nghiệp lên sàn giai đoạn vừa qua đều là doanh nghiệp lớn. Điều này dẫn đến tình trạng một số công ty chứng khoán hưởng lợi lớn và số còn lại thì teo tóp dần.
-Thứ năm: Thị trường chứng khoán phái sinh bắt đầu sôi động nhưng chỉ số ít các công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ này. Điều này dẫn đến việc các công ty chứng khoán lớn được hưởng lợi càng lúc càng nhiều còn các thành viên khác không những không được hưởng lợi từ thị trường phái sinh mà còn bị mất khách cho những công ty chứng khoán khác.
-Thứ sáu: Hồi thị trường chứng khoán tăng cao năm 2017, đầu 2018, nhiều công ty chứng khoán đã mạnh tay rót tiền vào thị trường với kỳ vọng thị trường đạt đến đỉnh cao mới. Kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam lọt MSCI cũng đã khiến những công ty chứng khoán quá tin, mạnh tay rót tiền vào thị trường phải đau khi Việt Nam không được chọn. Đầu tư sai, bắt đáy sai thời điểm có thể khiến tự doanh của các công ty chứng khoán cũng "thua đau" như nhà đầu tư giai đoạn vừa qua.
Cả 6 điểm nghẽn trên chưa có lời giải và cổ phiếu chứng khoán không biết bao giờ mới thoát cảnh giảm sâu.
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
Comments
Post a Comment